Drive

Ngày 4.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức H̕ lich am

【lich am】Thực hiện dân chủ để phát huy đại đoàn kết dân tộc

Ngày 4.12,ựchiệndânchủđểpháthuyđạiđoànkếtdântộlich am Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 khóa XIII.

CÁN BỘ LỰA NÓI TRÚNG Ý CẤP TRÊN SẼ NGUY HIỂM

Truyền đạt Nghị quyết 43 về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Nghị quyết 43), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Nghị quyết 43 xác định nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Thực hiện dân chủ để phát huy đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truyền đạt nội dung Nghị quyết 43

GIA HÂN

Nghị quyết 43 cũng xác định mục tiêu chung của dân tộc để động viên, cổ vũ nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, từ đó phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Chủ tịch nước, mỗi người có suy nghĩ khác nhau, thậm chí yêu nước bằng cách riêng của mình. Tuy nhiên, điểm chung nhất để hội tụ mỗi người Việt Nam yêu nước chính là mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo Chủ tịch nước, Nghị quyết 43 xác định phương thức quan trọng để phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chính là phát huy dân chủ XHCN. Chủ tịch nước nhấn mạnh, muốn đại đoàn kết phải phát huy dân chủ. Đoàn kết mà không có dân chủ, không lắng nghe ý kiến khác nhau là đoàn kết xuôi chiều. "Cán bộ cấp dưới mà cứ lựa theo, coi ông cấp trên nghĩ gì để nói cho trúng ý thì tôi nghĩ sẽ nguy hiểm cho Đảng, cho đất nước. Người ta nói đó là đoàn kết một chiều, đoàn kết xuôi chiều, đoàn kết trên sự bưng bít và không lắng nghe sự thật", Chủ tịch nước nhấn mạnh và khẳng định nơi nào không có dân chủ, nơi đó không có đoàn kết thực sự.

Chủ tịch nước cũng cho biết Nghị quyết 43 nhấn mạnh, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị. Trong đó, đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế.

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TOÀN DIỆN, TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG

Truyền đạt Nghị quyết 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội (CSXH), đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết 42), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay hiện trên thế giới có nhiều mô hình CSXH khác nhau. Với Việt Nam, phải lựa chọn mô hình phù hợp điều kiện, tình hình của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện dân chủ để phát huy đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đạt nội dung Nghị quyết 42

GIA HÂN

"Chúng ta lấy ưu điểm các mô hình trên thế giới để đưa ra mô hình phù hợp với đất nước ta, một đất nước đang phát triển, một nền kinh tế đang chuyển đổi; vừa tôn trọng các nguyên tắc thị trường, vừa đảm bảo sự quản lý, điều tiết của Nhà nước", Thủ tướng nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam hướng tới CSXH toàn dân, toàn diện, tiến bộ, công bằng, có trọng tâm, trọng điểm.

Về quan điểm đối với CSXH, Thủ tướng cho hay Nghị quyết 42 đưa ra 4 quan điểm lớn. Trong đó nhấn mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng CSXH theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững. Cạnh đó, T.Ư Đảng cũng khẳng định đầu tư cho CSXH là đầu tư cho phát triển.

Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, Nghị quyết 42, T.Ư Đảng nhấn mạnh việc đổi mới công tác quản lý nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền. "CSXH mà nhiều cái T.Ư làm tới tận cấp xã làm sao mà nhanh được?", Thủ tướng nói và cho biết thực tế triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia vừa qua cho thấy T.Ư phải ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn, song vẫn chậm. "Chúng ta không phân cấp ra thì làm sao mà không có nhiều văn bản. Đáng lý việc của xã mà T.Ư phải làm, việc của huyện T.Ư cũng làm, việc của tỉnh T.Ư cũng làm thì nhiều văn bản. Mà văn bản hướng dẫn nhiều thì lại càng rối", Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng hiện các cơ quan T.Ư làm thay các cơ quan địa phương nhiều quá.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà nước, tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng và nhân dân trong quản lý phát triển xã hội bền vững. Theo Thủ tướng, việc của Nhà nước là phải tạo cơ chế để người dân phát huy năng lực sáng tạo, tính chủ động của mình. "Không ai lo cho mình hơn là chính mình lo cho mình. Như thế mới bao trùm, bền vững, tiến bộ", Thủ tướng nhấn mạnh.

NGHIÊN CỨU SỬA TUỔI LAO ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC

Truyền đạt Nghị quyết 45 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức (ĐNTT), đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới (Nghị quyết 45), Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết Nghị quyết 45 đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với những nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, T.Ư Đảng yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể nhằm thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng, tôn vinh ĐNTT.

Cạnh đó, theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tại Nghị quyết 45, T.Ư cũng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài. Kịp thời phát hiện nhân tài trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; có cơ chế, chính sách đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc.

Nhiệm vụ nữa là tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với ĐNTT. Theo đó, có cơ chế phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, đề cao đạo đức, trách nhiệm của trí thức. Tạo điều kiện và khuyến khích ĐNTT tham gia đóng góp ý kiến, tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với hoạt động của ĐNTT; nghiên cứu, sửa đổi tuổi lao động phù hợp với hoạt động của ĐNTT. Đổi mới, nâng cao hiệu quả việc đánh giá, công nhận các chức danh khoa học…

Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cũng cho biết T.Ư Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường nguồn lực xây dựng ĐNTT chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Cụ thể là ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, nguồn lực nước ngoài đầu tư phát triển hạ tầng KH-CN, GD-ĐT, các quỹ đầu tư phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo; tạo môi trường thuận lợi cho trí thức làm việc, nghiên cứu, sáng tạo, cống hiến. Cùng đó, có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế đối với các cơ sở GD-ĐT, nghiên cứu KH-CN, văn hóa, văn học, nghệ thuật. "Cái này cũng rất quan trọng và cũng là mong muốn của nhiều người. Hôm trước, ý kiến của đồng chí Bí thư Bình Định tâm huyết, phát biểu như muốn khóc về vấn đề này, nhất là chính sách về đất đai. Sắp tới, luật Đất đai như thế nào, tôi cũng mong khơi thông cái này", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Không để xảy ra tình trạng "đầu voi đuôi chuột"

Phát biểu kết luận hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai cho hay quá trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với một số cấp ủy, tổ chức Đảng cho thấy một số nghị quyết, chủ trương quan trọng ở mặt này, mặt khác, ở một số tổ chức Đảng chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sát, chưa quyết tâm cao. Nơi này, nơi kia tổ chức thực hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Thực hiện dân chủ để phát huy đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 1.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo hội nghị

GIA HÂN

Do đó, sau hội nghị này, bà Trương Thị Mai yêu cầu các cấp ủy phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc để việc thực hiện nghị quyết đạt kết quả cao. "Không để xảy ra tình trạng "đầu voi, đuôi chuột", còn hình thức, đối phó. Sao cho nghị quyết đi vào cuộc sống một cách thực chất nhất", bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Bà Trương Thị Mai cũng nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2024 triển khai trong bối cảnh tình hình trong nước, thế giới bên cạnh thuận lợi còn có khó khăn, thách thức, một số phát sinh có thể nằm ngoài dự kiến. Do đó, đòi hỏi phải chủ động, nắm chắc tình hình, kịp thời có giải pháp phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, truyền đạt chuyên đề "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap